Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Biểu hiện thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm là đau nhức, tê, nặng hơn có thể gây mất cảm giác.
Theo y học, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về cột sống, là nguyên nhân gây ra đau cột sống, thắt lưng và chân tay. Bệnh không chỉ gây khó khăn cho người bệnh mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
>> Phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Cấu tạo đĩa đệm: Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc và nhân nhày ở trung tâm. Đĩa đệm làm nhiệm vụ giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương, nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát ra ngoài, chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống thắt lưng gây đau thần kinh tọa.
Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm:
Khi bị thoát vị đĩa đệm thường gây cảm giác khó chịu cho người bệnh khi thường xuyên bị đau, nhức, mất cảm giác. Các triệu chứng đau có khi chỉ âm ỉ nhưng có lúc lại đau giữ dội, đau tăng khi đi lại mạnh, kể cả lúc hắt hơi hay ho, cúi.
- Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh thường có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Đau tê mất cảm giác ở vùng đau có thể lan xuống cả tay, cổ tay, bàn tay.
- Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, người bệnh thường cảm thấy đau vùng thắt lưng và triệu chứng đau thần kinh liên sườn: biểu hiện như đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện. Người bệnh sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm:
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thoát vị đĩa đệm được các bác sĩ Phòng khám chuyên khoa Việt Đức Hà Nội chia sẻ:
- Do các tư thế sai trong khi lao động, vận động và hoạt động. Khi phải mạng vác nặng không hợp với sức khỏe. Do thói quen sinh hoạt hàng ngày như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hóa khớp, trật khớp …
- Nguyên nhân do tuổi tác: Độ tuổi từ 30 đến 50 có nguy cơ bị thoát vị cao do khả năng đàn hồi bên trong nhân tủy bị giảm do tuổi cao.
- Những người có bệnh lý gai cột sống, thoái hóa cột sống …
- Do bị tại nạn hay các chấn thương cột sống
Thoát vị đĩa đệm thường để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh:
- Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
- Khi bệnh kéo dài người bệnh bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm:
Tùy thuộc vào mức độ và diễn biến của bệnh mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trì hợp lý. Thoát vị đĩa đệm chia làm 4 giai đoạn, những người mới bị ở giai đoạn đầu thì dùng phương pháp nội khoa và phục hồi chức năng. Giai đoạn 2 và 3 có thể dụng bằng sóng cao tần, đây là phương pháp làm tái tạo lại nhân nhày đĩa đệm, tức là phục hồi lại đĩa đệm khi nó chưa bị hư hỏng hoàn toàn.
Phòng khám chuyên khoa Việt Đức Hà Nội là cơ sở khám chữa bệnh uy tín cho người dân, đặc biết có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh xương khớp, tự hào sẽ đem lại hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Nếu có bất cứ câu hỏi vui lòng liên hệ Phòng khám chuyên khoa Xương Khớp Việt Đức Hà Nội hoặc gọi Hotline : 0962.681.045
SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC!