Các bác sỹ hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp Phòng khám Chuyên khoa QUỐC TẾ VIỆT ĐỨC. Bác sĩ, Phó Giáo Sư Trần Quốc Thắng. Bác sĩ, Thạc Sĩ Nguyễn Mạnh Huy sẽ chia sẻ các thông tin về căn bệnh này với bạn đọc ở bài viết dưới đây.
Đĩa đệm được ví như hệ thống giảm xóc giữa các đốt sống giúp cơ thể hoạt động linh hoạt. Theo thời gian, đĩa đệm bị thoái hóa gây đau và ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Thoái hóa phần đĩa đệm là gì, điều trị như thế nào? Thoái hóa đĩa đệm có phải là nguyên nhân gây gai cột sống thắt lưng không? Đây là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng giải đáp các câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
1. Thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có chức năng nối các đốt sống, nâng đỡ và chịu lực giúp cơ thể hoạt động linh hoạt hơn. Cấu tạo đĩa đệm gồm hai phần:
- Nhân keo hơi nhầy, trong suốt, nhiều nước. Nhân keo này có tác dụng phân tán lực đều lên khắp mặt đĩa đệm và giảm độ lớn của lực.
- Bao xơ bao bọc bên ngoài nhân keo. Bao xơ cấu tạo chủ yếu từ các sợi collagen dẻo và có tính đàn hồi cao bám vào viền đốt sống giúp chống lại các lực căng hướng ngang hoặc vặn xoắn, giữ cột sống luôn đúng trục.
Nguyên nhân gây thoái hóa phần đĩa đệm
Không giống như các cơ quan khác của cơ thể, địa đệm có lượng máu cung cấp rất thấp. Một khi đĩa đệm bị tổn thương thường không thể tự phục hồi, lâu dần có thể dẫn đến thoái hóa. Một số yếu tố có thể khiến đĩa đệm bị thoái hóa bao gồm:
- Mất nước: Cấu tạo nên địa đệm có khoảng 60-80% là nước, khi đĩa đệm bị mất nước sẽ khiến đĩa đệm bị teo nhỏ và không thể thực hiện chức năng.
- Các hoạt động thể lực quá mức khiến bao nhân ngoài đĩa đệm bị rách.
- Chấn thương có thể gây tổn thương đĩa đệm.
- Tuổi tác: Phần lớn người trên 60 tuổi thường bị thoái hóa đĩa đệm ở mức độ nào đó nhưng không phải ai cũng có triệu chứng.
Nếu không được trị liệu kịp thời, Bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân, tay, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế
Triệu chứng thoái hóa đĩa đệm
Triệu chứng rõ ràng nhất của dạng thoái hóa này là cơn đau liên tục xung quanh đĩa đệm bị thoái hóa. Một số triệu chứng khác gồm:
- Đau tăng lên khi uốn cong hoặc vặn cột sống.
- Khó khăn khi cử động.
- Căng cơ hoặc co thắt cơ do sự mất ổn định của cột sống.
- Cảm giác đau lan tỏa, đau nhói như dao đâm. Nếu bị thoái hóa ở cột sống cổ, người bệnh sẽ cảm giác đau nhức ở vai, cánh tay, bàn tay. Trong trường hợp thoái hóa ở thắt lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở hông, mông, mặt sau của chân.
- Đau tăng lên khi giữ ở một tư thế nhất định trong thời gian dài như đứng, ngồi, cúi,… quá lâu.
- Thay đổi tư thế thường xuyên sẽ giúp giảm mức độ đau.
- Tê mỏi tay, chân do đĩa đệm chèn ép dây thần kinh.
2. Thoái hóa đĩa đệm có phải nguyên nhân gây gai cột sống thắt lưng?
Gai cột sống thắt lưng là tình trạng tại rìa đốt sống xuất hiện các phần xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống. Đau vùng thắt lưng là dấu hiệu thường gặp nhất của gai cột sống thắt lưng do gai xương chèn ép vào dây thần kinh.
Thoái hóa đĩa đệm là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của gai cột sống thắt lưng. Cột sống thắt lưng là một trong những nơi gánh chịu lực nhiều nhất cho cơ thể. Ở người lớn tuổi, các đốt sống có xu hướng bị thoái hóa khiến bao xơ của đĩa đệm bị nứt vỡ, mất nước và xẹp xuống khiến cho các đốt sống ma sát với nhau và bị bào mòn. Hoặc tình trạng viêm khớp cột sống cũng làm tổn thương đĩa đệm. Đĩa đệm bị tổn thương sẽ khiến cột sống bị mất đi cấu trúc vững chắc, khi đó những nhánh xương hay gai xương sẽ mọc ra để lấy lại sự ổn định cho cột sống.
3. Điều trị thoái hóa đĩa đệm
Mục tiêu của điều trị bệnh thoái hóa phần đĩa đệm chủ yếu là giảm đau và ngăn cơn đau bùng phát. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau và chống viêm như acetaminophen, ibuprofen, aspirin,… được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ.
- Kích thích dây thần kinh bằng xung điện qua da (TENS): Đây là phương pháp sử dụng xung điện kích thích các cảm nhận thần kinh tại vùng điều trị có tác dụng với cả cơn đau cấp tính và mạn tính.
- Tiêm steroid ngoài màng cứng: Steroid được tiêm xung quanh lớp ngoài bảo vệ của cột sống giúp giảm đau tạm thời, cải thiện khả năng vận động.
- Vật lý trị liệu: Tăng cường hoạt động của các nhóm cơ ở lưng và cổ để hỗ trợ cho cột sống.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật để xử lý đĩa đệm bị tổn thương hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập aerobic, đạp xe,… vừa giúp tăng cường lưu thông máu vừa có tác dụng giảm đau tự nhiên nhờ quá trình giải phóng endorphin trong cơ thể.
- Thay đổi lối sống:
- Hạn chế rượu, bia và các chất kích thích.
- Uống nhiều nước.
- Không ở một tư thế trong thời gian dài: Đứng dậy vươn vai và đi lại sau mỗi 30 phút.
Thoái hóa đĩa đệm có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Tình trạng này còn là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý cột sống nghiêm trọng khác. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân mà cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.