Các bác sỹ hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp Phòng khám Chuyên khoa QUỐC TẾ VIỆT ĐỨC. Bác sĩ, Phó Giáo Sư Trần Quốc Thắng. Bác sĩ, Thạc Sĩ Nguyễn Mạnh Huy sẽ chia sẻ các thông tin về căn bệnh này với bạn đọc ở bài viết dưới đây.
Phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong cột sống, là thể bệnh nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Phồng đĩa đệm nếu để lâu mà không có biện pháp can thiệp có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
1. Bệnh phồng đĩa đệm là gì?
- Đĩa đệm có dạng hình tròn và dẹt, cấu tạo gồm hai phần: lớp vỏ bao xơ bên ngoài và phần nhân nhầy dạng gel hoặc lòng trắng trứng bên trong. Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống kề cận, hoạt động như một tấm đệm hấp thu xung động, tránh ma sát khi di chuyển, giúp bảo vệ cột sống.
- Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm phồng hoặc lồi ra sau, nơi có vòng sợi bị suy yếu. Lúc này, nhân nhầy vẫn còn nằm ở trong bao xơ, chưa bị lệch khỏi vị trí trung tâm nên không gây ra chèn ép dây thần kinh.
- Bệnh phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Tuy nhiên phồng đĩa đệm có khoảng 90% trường hợp xảy ra ở vùng thắt lưng, và phổ biến nhất là đĩa đệm nằm giữa các đốt sống L4 – L5 và L5 – S1.
2. Dấu hiệu nhận biết phồng đĩa đệm
Bệnh phồng đĩa đệm thường không có dấu hiệu cụ thể ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, người bệnh cảm thấy một số triệu chứng khó chịu như:
- Đau, tê, ngứa ran ở vùng cổ, lan xuống cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay.
- Đau mỏi lưng, nhất là vùng thắt lưng.
- Đau lan phía trên và phía trong đùi.
- Tê, yếu, ngứa ran bàn chân hoặc ngón chân.
Tùy theo mức độ và vị trí phình lồi mà mỗi người có những triệu chứng khác nhau. Cơn đau có thể đến bất chợt, kéo dài trong vài ngày rồi tự hết nên khiến nhiều người chủ quan không đi khám ngay.
Nếu không được trị liệu kịp thời, Bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân, tay, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế
3. Nguyên nhân của bệnh phồng đĩa đệm
- Tuổi tác: Theo thời gian, đĩa đệm dần trở nên khô cứng do mất nước, mất đi độ linh hoạt như ban đầu. Khi có bất kỳ tác động hay chèn ép nào, đĩa đệm bị phồng lên dễ dàng hơn. Tình trạng này thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi.
- Chấn thương: Những chấn thương ở vùng cột sống do té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông sẽ tạo áp lực mạnh, đột ngột lên cột sống, dễ gây ra hiện tượng phồng đĩa đệm.
- Di truyền: Nếu cha mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng có khả năng bị phồng đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm.
- Vận động sai tư thế: Các tư thế hàng ngày như đứng khom lưng lâu, đứng nghiêng người, ngồi lâu, ngồi gục đầu hoặc ngửa cổ… tác động xấu đến đĩa đệm, làm biến dạng cột sống.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng càng tăng càng khiến cột sống gánh thêm nhiều áp lực, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đĩa đệm.
- Hút thuốc lá và uống rượu bia: Những chất kích thích có trong thuốc lá, rượu, bia làm giảm khả năng tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng của đĩa đệm, khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
4. Phồng đĩa đệm dẫn tới thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Phồng đĩa đệm thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không có chẩn đoán đúng và điều trị sớm, lâu ngày người bệnh mang vác nặng, gặp chấn thương hoặc ảnh hưởng từ quá trình lão hóa sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Khi đó, nhân nhầy lệch khỏi vị trí ban đầu, thoát ra ngoài, làm rách bao xơ, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và dây thần kinh, gây nên những cơn đau nhức dai dẳng. Nhiều trường hợp giảm khả năng vận động rõ rệt, thậm chí rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác và phản xạ gân cơ, tê liệt tứ chi nếu khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh tủy sống ở mức độ nặng.
5. Chữa bệnh phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ 20 phút
Những ưu điểm nổi bật của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng sóng Cao tần đó là