Các bác sỹ hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp Phòng khám Chuyên khoa QUỐC TẾ VIỆT ĐỨC. Bác sĩ, Phó Giáo Sư Trần Quốc Thắng. Bác sĩ, Thạc Sĩ Nguyễn Mạnh Huy sẽ chia sẻ các thông tin về căn bệnh này với bạn đọc ở bài viết dưới đây.
Bệnh xẹp đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị chèn ép giữa các đốt sống, mà nguyên nhân chủ yếu thường là do tuổi tác. Đĩa đệm là một cấu trúc sụn nằm giữa hai đốt sống có hai chức năng chính giảm ma sát để tạo ra chuyển động giữa các khớp đốt sống và làm giảm lực tác động bảo vệ cấu trúc xương đốt sống. Đĩa đệm được cấu bởi lớp nhân nhầy bên trong và vòng xơ bao bọc bên ngoài.
1. Tình trạng xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị mất nước trong một thời gian dài khiến nó giảm độ mềm dẻo và đàn hồi. Nguyên nhân xuất phát cả từ yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Xẹp đĩa đệm gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận động của cột sống.
Xẹp đĩa đệm gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu là đĩa đệm bắt đầu lỏng lẻo, các đốt xương sát lại với nhau như đang bị dồn lực vào nhưng đốt xương không bị thoái hóa. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm thì chỉ cần điều trị đơn giản là có thể hồi phục lại như bình thường.
- Giai đoạn hai là đốt xương liền nhau, đĩa đệm co rút lại. Giai đoạn này dễ hình thành gai cột sống và các bệnh lý liên quan.
- Giai đoạn cuối là đốt xương dính liền thành một khối. Giai đoạn này gây đau nhiều vùng trên cơ thể, không thể chữa dứt điểm được. Vậy nên phát hiện bệnh sớm rất quan trọng, đừng chủ quan để bệnh phát triển qua giai đoạn nặng.
Nếu không được trị liệu kịp thời, Bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân, tay, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế
2. Nguyên nhân xẹp đĩa đệm
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xẹp đĩa đệm cột sống bao gồm:
- Tuổi tác: Khi về già, tuổi càng cao thì những cơ quan trong cơ thể sẽ có xu hướng lão hóa và hình thành nên những tổn thương. Một trong những tổn thương do quá trình lão hóa chính là đĩa đệm bị mất nước, lượng nhân keo trong đĩa đệm bị giảm một cách đáng kể. Hơn nữa sau nhiều năm vận động, các đĩa đệm phải chịu áp lực từ các đốt sống, do đó đĩa đệm có xu hướng bị xẹp đi.
Nguyên nhân do tuổi tác thường rất khó cải thiện được tình trạng, tuy nhiên có thể ngăn ngừa bằng cách luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên hiện nay không chỉ có người lớn tuổi bị xẹp đĩa đệm mà còn có cả những người trẻ tuổi khi chỉ mới trong độ tuổi tầm 20 tuổi cũng đã gặp tình trạng xẹp đĩa đệm.
- Do mắc các bệnh lý về xương khớp như: Loãng xương, thoái hóa cột sống… Từ 30 tuổi, lớp sụn khớp bắt đầu bị bào mòn và xương dưới sụn dần bị suy yếu. Đồng thời, lượng hormone cần thiết cho quá trình tạo xương cũng bắt đầu có biểu hiện bị rối loạn (đặc biệt ở phụ nữ)
- Do công việc: Đối với những người làm việc văn phòng, tính chất công việc là phải ngồi lâu, giữ một tư thế sẽ khiến các đốt sống phải chịu lực ép trong khoảng thời gian dài. Theo thời gian các đĩa đệm bị đè nén lâu sẽ gây ra hiện tượng xẹp đĩa đệm. Hay những công việc phải lao động cực nhọc, bê vác những đồ vật nặng cũng là nguyên nhân trực tiếp tạo ra áp lực lên các đốt sống. Nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ xuất hiện những bệnh lý khác về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống…
- Tổn thương cột sống: Rất nhiều nguyên nhân gây ra những tổn thương ở cột sống, có thể do chấn thương khi chơi thể thao hay tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Những tổn thương này sẽ gây ra các bệnh lý liên quan đến cột sống, trong đó có xẹp đĩa đệm. Do đó, nếu gặp bất kỳ chấn thương nào cũng cần phải điều trị một cách dứt điểm nhằm hạn chế các biến chứng sau này.
Cân nặng: Hiện này có khoảng 43% dân số thế giới đang có cân nặng vượt quá mức cho phép về tiêu chuẩn cân nặng dựa theo chiều cao (BMI). Ở thế kỳ 21, cân nặng đang là vấn đề của con người, nó không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tác động tiêu cực đến các cơ quan bên trong cơ thể. Một trong số đó là hệ thống xương khớp là cơ quan chịu tác động trực tiếp của cân nặng. Béo phì tạo nên áp lực cho các đốt sống, mỗi kilogam cân nặng tương ứng với một áp lực. Do đó người có cân nặng vượt mức thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp, bao gồm cả xẹp đĩa đệm. Nếu không cải thiện tình trạng cân nặng, sẽ xuất hiện những bệnh khác như thoái hóa khớp gối… Ngoài ra không chỉ những vấn đề về xương khớp, béo phì còn gây ra rất nhiều những căn bệnh khác.
Nếu không được trị liệu kịp thời, Bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân, tay, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế
3. Dấu hiệu nhận biết xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm cột sống phát triển các triệu chứng dần dần, qua từng ngày. Tại thời điểm mới khởi phát bệnh, có thể chưa có dấu hiệu đặc biệt hoặc nếu có thì cũng chỉ là một vài cơn đau nhẹ âm ỉ rồi tự hết, không đau dữ dội hay đau nhói vùng cột sống tương ứng. Mức độ xẹp của đĩa đệm cột sống thường tỷ lệ thuận với thời gian phát bệnh. Theo thời gian, người bệnh sẽ dần dần cảm thấy tình trạng đau nhức khó chịu khi vận động tăng lên, một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng xẹp đĩa đệm sớm như:
- Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở tại vùng cổ, thắt lưng, khiến người bệnh khó khăn khi cử động.
- Cơn đau tăng dần khi thay đổi tư thế hay khi di chuyển mạnh, đột ngột ví dụ như: đứng lên, ngồi xuống, hoặc cúi gập người…và dịu dần đi khi được nghỉ ngơi. Cơn đau thường xuất hiện nhiều về đêm và gần sáng.
- Có thể đau lan tới các bộ phận khác của cơ thể như đau lan xuống vai tay khi xẹp đĩa đệm cột sống cổ hay mông, hông, bắp đùi khi xẹp đĩa đệm cột sống lưng, thắt lưng
Xẹp đĩa đệm có thể khiến cho cấu trúc của đĩa đệm dần bị phá hoại, làm cho độ ma sát tăng cao, vận động cột sống dần trở lên khó khăn hơn. Từ đó, các khớp đốt sống sẽ dần bị hẹp lại, có thể dẫn tới cột sống bị biến dạng.
4. Chữa bệnh xẹp đĩa đệm đệm bằng sóng cao tần chỉ 20 phút?
Những ưu điểm nổi bật của phẫu thuật xẹp đĩa đệm bằng sóng Cao tần đó là: