Thoái hóa khớp là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu rơi vào những người ngoài 40, nhất là trên 60 tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở mọi khớp trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở đầu gối, cột sống, bàn tay, vai, háng.
Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là hiện tượng suy giảm chức năng đàn hồi của phần sụn đệm giữa 2 đầu xương (vd: xương cẳng chân và xương đùi), kèm theo đó là tình trạng viêm và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, gây đau và cứng khớp.
Bệnh thoái hóa khớp không chỉ khiến bệnh nhân vô cùng khó khăn trong mọi hoạt động của cuộc sống, mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần người bệnh. Những cơn đau hành hạ dai dẳng và liên tục khiến người bệnh mệt mỏi, hao tổn tinh thần, thể lực.
Trước đây, thoái hóa khớp bị coi là bệnh của tuổi già, nhưng ngày nay những nghiên cứu đã chỉ ra rằng thoái hóa khớp có thể xuất hiện ngay ở những năm tháng đầu tiên của cuộc đời và phát triển mạnh mẽ khi ngoài 20 tuổi.
Nguyên nhân thoái hóa khớp
Yếu tố nguyên phát: sự lão hóa về tuổi tác
Tuổi tác luôn là vấn đề đi đầu trong số các bệnh về xương khớp, theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh thoái hóa khớp đang ngày càng trẻ hóa, các định mức về độ tuổi của bệnh cũng ngày càng được thu hẹp lại:
- Độ tuổi: 15 – 44 tuổi tỉ lệ mắc bệnh 5 – 10%.
- Độ tuổi: 45 – 64 tuổi tỉ lệ mắc bệnh 30 – 35%.
- Độ tuổi > 65 tuổi tỉ lệ mắc bệnh 60 – 90%.
Ở người trưởng thành các tế bào sụn mất đi khả năng sinh sản và tái tạo. Kèm theo đó, cùng với sự lão hóa của cơ thể khi chúng ta già đi, chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit của các tế bào sụn cũng dần bị suy giảm, làm cho chất lượng sụn kém dần nhất là tính đàn hồi và chịu lực.
Tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới. Nhất là sau 60 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ luôn cao gấp 1,5 – 2 lần đàn ông.
Nguyên nhân thứ phát: yếu tố cơ giới
Là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn bình thường, thể hiện bằng sự gia tăng bất thường lực nén lên 1 đơn vị diện tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm (hiện tượng quá tải). Bao gồm các yếu tố:
- Dị tật bẩm sinh: là hiện tượng diện tích tỳ nén bình thường của khớp và cột sống bị thay đổi.
- Các biến dạng sau chấn thương: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng (vi khuẩn lao, lậu, mycoplasma…), bị chấn thương mạnh tại khớp (tai nạn, chấn thương thể thao…) làm thay đổi sự tương quan, hình thái của các khớp, xương và cột sống.
- Sự quá tải: sự tăng trọng do mang thai, béo phì, nghề nghiệp…
Các yếu tố khác
- Do di truyền: những yếu tố di truyền như cơ địa già sớm, loãng xương hay bố mẹ mắc bệnh khớp… góp phần không nhỏ vào nguyên nhân thoái hóa khớp.
- Do nội tiết: thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, nồng độ hormone giới tính trong cơ thể bị hạ thấp là điều kiện thuận lợi để phát triển thoái hóa khớp.
- Sự chuyển hóa từ các bệnh khác: bệnh gút (gout), tiểu đường, bệnh da sạm màu nâu…
Phòng khám chuyên khoa Việt Đức Hà Nội với hơn 12 năm thành lập và phát triển, luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân khu vực phía bắc. Mọi thắc mắc có thể liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 0934.61.9796, các bác sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hết mình trợ giúp bạn.
Nếu có bất cứ câu hỏi vui lòng liên hệ Phòng khám chuyên khoa Xương Khớp Việt Đức Hà Nội hoặc gọi Hotline : 0962.681.045
SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC!