Thoát vị đĩa đệm và các biện pháp phòng tránh
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là loại bệnh xương khớp xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân, cảm giác yếu cơ. Ðây là căn bệnh rất phổ biến và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị sớm khi thấy các triệu chứng của bệnh, không nên chủ quan, nhất là ở một số đối tượng có nhiều nguy cơ như: những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, công nhân bốc vác, chơi thể thao, tư thế ngồi học, làm việc sai cách, mắc các bệnh lý cột sống như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống,…
Cột sống do nhiều đốt ghép lại. Giữa các đốt sống lại được ngăn với nhau bởi những đĩa đệm. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có tác dụng như một gối đỡ đàn hồi, giúp cột sống thực hiện các động tác cúi, ưỡn, nghiêng, xoay. Cấu trúc của đĩa đệm bao gồm có bao xơ bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai, chắc và nhân nhầy ở dạng keo bên trong. Khi cấu trúc bao xơ bị yếu do đứt một số vòng sợi thì áp lực nhân nhầy sẽ đẩy chỗ đó phình ra khỏi vị trí bình thường, nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài gọi là thoát vị đĩa đệm.

Nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm dựa trên các biểu hiện nào?
Cơn đau do thoát bị đĩa đệm thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thường có triệu chứng như: Đau vùng cổ, gáy, vai, dọc theo cánh tay. Tê cánh tay, bàn tay, các ngón tay.
Teo, yếu cơ cánh tay, ngón tay. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường có triệu chứng như: Đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân. Teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt.
Những trường hợp dễ bị thoát vị đĩa đệm?
- Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Thứ nhất do chấn thương cột sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… Thứ hai là ở những người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách khi nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống. Hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng sai cách.
- Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng. Nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp… Ngoài ra, các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệm

Biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau khó chịu, thường xuyên tái phát, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị bệnh có thể gây biến chứng nặng nề, do đó người bệnh cần đi khám chuyên khoa khi có dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời. Không nên chủ quan cho đó là do tuổi tác, lao động nặng nhọc mới bị đau lưng, đến khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh không thể chịu nổi các cơn đau thường xuyên hoặc xuất hiện biến chứng mới đi khám thì rất khó điều trị và điều trị rất tốn kém, thậm chí có thể bị tàn phế.
Do đó, cần phải có biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách…). Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…
Nếu có bất cứ câu hỏi vui lòng liên hệ Phòng khám chuyên khoa Xương Khớp Ngọc Hà 176 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội hoặc gọi Hotline : 024. 668. 68528 – 0934.61.9796
SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC!

Hình ảnh: Bằng khen của các bác sĩ tại phòng khám


Quan Dũng
Mình đang điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại cơ xương khớp Tâm Phúc. Bệnh tiến triển rất tốt, đặc biệt là các bs tại đây, rất nhiệt tình, tận tâm và hiệu quả.
20 phút trướcNguyễn Hoàng An
Mình cũng đã chữa khỏi thoát vị đĩa đệm ở đây, giờ có the tự đi lấy hàng về bán, không phải thue nhan viên lấy hộ nữa, chi phí rẻ chữa tốt.
1 giờ trướcBi Art
Bác sĩ cho tôi hỏi, thoát vị ở độ 2 chữa mất bao lâu?
1 giờ trướcHau Nguyen
Phòng khám này toàn bác sĩ Phuc vu tốt xinh gái nữa minh chưa ở đây rồi OK
3 giờ trướcCường Tonny
rác bao sơ rồi có chữa được không bác sĩ!
5 giờ trướcNguyễn Duy Tùng
đi lắp camera bị ngã thoát vị l4l5, nhờ các bs em đã chữa khỏi, lúc về hết tiền các bác sĩ còn góp ủng hộ em ít tiền về quê, đến nay săp được 3 năm rồi, nào em sẽ nên thăm các bác sĩ
5 giờ trướcPhúc Bill
Phòng Khám chữa tốt, tôi đã điều trị cách đây 1 năm chưa thấy bị đau lại, lầu dài thì ko rõ, hiện tại thế là ổn
7 giờ trướcAnh Hong
Tôi nghĩ các bác sĩ nên mở rộng thêm quy mô, để bệnh nhân đến được lên điều trị luôn, chứ hôm tôi đến đông quá, tôi không hài lòng.
8 giờ trướcThuỳ Trang
Em có gửi cho phòng khám 2 phim chup mri đó, phòng khám xem trước giúp em ạ, vì chỉ chủ nhật tới em thu sếp mới lên được
12 giờ trướcTrần Châu Phương
Phòng khám ơi, nếu người nhà đã chữa đấy rồi, thì giờ em đến chữa phòng khám có bớt chút chi phí cho em không ạ
15 giờ trướcTrang Amy
Ở đâu không bít chứ ở đây chữa trĩ khá hiệu quả, đi khắp nơi rồi vào đây chữa thế nào lại khỏi.tiết kiệm đc bao nhiu tiền
1 giờ trướcTrường Thiên
Mình bị phình đĩa đệm. Điều trị ở đây h đỡ lắm.
20 giờ trướcThang Nguyen
Phòng khám bạn điều trị tây y hay đông y.
22 giờ trướcDiệu Thúy
Mình đi chữa nhiều nơi lắm r mà chẳng đỡ được bệnh đau lưng. Qua giới thiệu biết bên này. Mới điều trị 2 liệu trình mà thấy khá lên rất nhiều .
1 ngày trướcLê Đức Thạch
Từ cầu giấy đi xe bus số bao nhiêu để đến phòng khám được ạ?
1 ngày trướcHoàng Thái
Phương pháp sóng cao tần theo cơ chế nào vậy, phòng khám có thể tư vấn cho mình được không?
1 ngày trướcThao Quang Luu
Can tu van ah.
1 ngày trướcHoàng Dung
Cảm nhận lần đầu đến phòng khám là khá đông người, cả bệnh nhân lẫn nhân viên. Nhưng lần ý mình đặt lịch trước nên vào thẳng phòng khám gặp bác sĩ để khám bệnh, đi mất nửa buổi sáng là về. Mấy cô lễ tân khá lễ phép. Phòng khám khang trang sạch sẽ.
1 ngày trướcNguyễn Văn Toại
Lần trước người nhà tôi đến khám chữa rồi, có giới thiệu cho tôi, giờ tôi đến có được giảm chi phí không, vì nọ người nhà tôi bảo nếu được giới thiệu sẽ được giảm chi phí.
1 ngày trướcRai Kang
Bác sỹ tư vấn khá nhiều, hỏi kỹ, nên thấy an tâm.Cắt xong vẫn hơi đau, phải 2 ngày sau mới hoạt động đi lại bình thường. Hiện tại đã hơn 2 năm mà chưa thấy bị lại.
2 ngày trướcXem thêm bình luận